Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục

Thứ hai - 14/08/2023 23:40
huyendienbien.edu.vn- Sáng ngày 15/8/2023 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục theo hình thức trực tuyến.
Tham gia buổi gặp gỡ có Đồng chí Nguyễn Kim Sơn- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng tập thể Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục và Lãnh đạo của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo của 63 tỉnh thành và trên 40 nghìn điểm cầu tại các cơ giáo dục trong cả nước. Tại điểm cầu UBND huyện Điện Biên có tập thể Lãnh đạo, cán bộ viên chức Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý, giáo viên các trường MN, TH, THCS thuộc huyện cùng 65 điểm cầu tại các nhà trường.
Đồng chí Nguyễn Kim Sơn- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu khai mạc
          Phát biểu khai mạc Đồng chí Nguyễn Kim Sơn- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói “Cá nhân tôi rất hồi hộp, cũng có phần căng thẳng, vì thực sự chưa làm việc này bao giờ. Đứng trước 100 người, 1.000 người đã thấy căng, huống hồ đang trò truyện với gần một triệu người nhưng tôi sẽ cố gắng. Có người khuyên tôi không nên tổ chức cuộc này vì làm sao mà trả lời hết, nhỡ không trả lời hết mọi người chuyển từ sự hồ hởi trông chờ ngóng đợi sang thất vọng thì sao? Nhỡ lỡ mồm thì sao? Mọi điều đều có thể xảy ra. Nhưng mong muốn làm cứ phải làm và không đắn đo nhiều quá”. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cũng thừa nhận Ngành giáo dục và đào tạo đang triển khai những việc rất lớn và rất khó, có việc khó tựa như “rời non lấp bể”, để làm việc khó phải đồng tâm, hiệp lực. Việc càng khó, càng lớn, càng phải hiệp lực, đồng tâm. Cả triệu người cùng nhìn về một phía thì khó mấy, lớn mấy chúng ta cũng làm được
Điểm cầu UBND huyện Điện Biên: cô giáo Lê Thị Tuyết Hường được vinh dự gửi câu hỏi đầu tiên tới Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn
          Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân- Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được hơn 6.500 ý kiến từ các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt, các trường cao đẳng sư phạm và đại học, bao gồm ở các nhóm nội dung phản ánh về chế độ, chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên nói chung để đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là những người đang công tác ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…
         Tại buổi gặp gỡ có trên một chục ý kiến trực tiếp với Bộ trưởng về áp lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên Mầm non, phổ thông; về chế độ chính sách tiền lương của giáo viên; công tác đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018; về cơ sở vật chất, dạy học tích hợp liên môn, nội môn…
        Từng nhóm vấn đề Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã trao đổi, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, những tâm tư nguyện vọng của nhà giáo trong cả nước và những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với ngành giáo dục…
        Kết luận buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã chia sẻ về trách nhiệm, về những điều tâm huyết khi được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhân dân giao phó trách nhiệm là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Một trong những mong muốn đó là được gặp gỡ rộng rãi với các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên toàn ngành. Bộ trưởng đồng thời ghi nhận, biểu dương, gửi lời cảm ơn sâu sắc sự ủng hộ của nhà giáo với Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, với những quyết sách của Bộ GD&ĐT; cũng như nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách trong suốt thời gian qua; đặc biệt trong thời gian vừa chống dịch bệnh Covid-19, vừa bảo đảm công tác dạy học.
Phát biểu kết luận buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định nhà giáo là tài sản quý nhất của ngành Giáo dục.
         Theo Bộ trưởng, hơn 1,6 triệu nhà giáo là lực lượng rất hùng hậu, một vốn rất quý của ngành để thực hiện mục tiêu to lớn, vẻ vang mà ngành Giáo dục được giao phó. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT xác định, phát triển đội ngũ nhà giáo là nhân tố quan trọng, là nền tảng bền vững, quyết định nhất để hoàn thành nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp của mọi giải pháp. “Nhà giáo là tài sản quý nhất của ngành. Lãnh đạo Bộ sẽ làm mọi việc, mọi giải pháp để phát triển, đổi mới lực lượng nhà giáo”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
        Trong phát biểu, Bộ trưởng đồng thời bày tỏ những mong đợi đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; đặc biệt để triển khai thật tốt Chương trình GDPT 2018. Chia sẻ những điểm mới của chương trình, Bộ trưởng mong mỏi các nhà giáo cần tự đổi mới mình, từ quan niệm, nhận thức, đến phương pháp, không sợ hãi, e ngại, né tránh. Đổi mới là một quá trình, không thể quá vội vàng, nên theo Bộ trưởng, cần tiến hành dần từng bước. Nếu sau 3-4 năm, từng giáo viên nhìn lại mình chưa thấy gì khác trước, nghĩa là giáo dục chưa có đổi mới.
Nhấn mạnh việc cần thay đổi quan niệm về từng môn học và vị trí của từng môn học, Bộ trưởng cho rằng thay đổi theo Chương trình GDPT 2018 muốn đạt được chiều sâu, thực chất, cần đổi mới ở từng thành tố, từng môn học; cần phải thay đổi việc dạy học, kiểm tra đánh giá ở từng môn, không loại trừ bất cứ môn học nào. Đặc biệt, giáo viên cần thay đổi quan niệm, cách sử dụng sách giáo khoa. Đây là điểm rất quan trọng. Theo đó, sự thay đổi lớn lần này, chương trình là duy nhất, thống nhất toàn quốc; sách giáo khoa là học liệu - có thể là học liệu đặc biệt, nhưng vẫn là học liệu. Do đó, cần sử dụng sách giáo khoa chủ động, không lệ thuộc, coi đó là công cụ. Nếu không thay đổi được thói quen, quan niệm, cách tiếp cận với sách giáo khoa, chúng ta sẽ không đạt được điểm đổi mới quan trọng. Giáo viên cũng cần điều chỉnh cả thói quen trong chuyên môn, bởi với chương trình mới, thầy cô được giao nhiều quyền hơn, chủ động hơn và phải có năng lực, kĩ năng mới có thể phát huy được tốt nhất quyền, sự chủ động này.
         Trong công cuộc đổi mới, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đến vai trò của hiệu trưởng. Nếu hiệu trưởng không đổi mới thì sự thay đổi của giáo viên sẽ rất khó khăn và có thể dẫn đến xung đột. Hiệu trưởng phải là người dẫn dắt, tập hợp, hỗ trợ, phục vụ cho các đồng nghiệp của mình. “Nếu tính nhân văn, sự chủ động không được nhân lên và phát huy với các hiệu trưởng thì sự đổi mới chỉ dừng lại ở cổng trường”, Bộ trưởng chia sẻ.
Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD&ĐT, kết nối với các tỉnh, thành phố qua 63 điểm cầu của các sở GD&ĐT.
          Nhắc đến công tác truyền thông giáo dục, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn 1,6 triệu nhà giáo nói lên được công việc mới mà mình đang làm; thể hiện được những gì mình đã cố gắng làm tốt; nói ra những gì đang vướng, cần chia sẻ… “Trong ứng xử trên mạng xã hội, ngoài tư cách công dân, chúng ta còn tư cách là một nhà giáo; mọi nơi, mọi lúc, chúng ta cần phát ngôn sao cho phù hợp”, Bộ trưởng nhắn nhủ.

       Nói về những công việc sẽ làm cho nhà giáo sắp tới, Bộ trưởng cho biết: Bộ GD&ĐT sẽ rà soát các chính sách và việc xây dựng Luật Nhà giáo có thể đem lại chuyển biến tích cực về thể chế. Bộ cũng sẽ làm nhiều việc để sao cho 2 khối giáo dục công và tư được bình đẳng trong thực tế; tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành về tăng phụ cấp ưu đãi, tìm mọi cách nâng nguồn thu nhập cho đội ngũ; điều chỉnh Nghị định 116 trong đào tạo lực lượng giáo viên; sửa đổi Thông tư 16 về tỷ lệ giáo viên, học sinh…; tăng cường chất lượng bồi dưỡng giáo viên; phát triển hệ thống các trường ĐH sư phạm…
        Bộ trưởng gửi thông điệp: Mong các nhà giáo kiên định với con đường, mục tiêu đổi mới và các định hướng mang tính chiến lược của ngành; kiên trì thuyết phục và vận động phụ huynh, xã hội để cùng chia sẻ, đồng hành; kiên quyết chống biểu hiện lạc hậu, bảo thủ, tiêu cực và kiên quyết theo đuổi mục tiêu chất lượng, phát triển con người; kiên trinh với nghề giáo và vượt qua mọi khó khăn để thi đua dạy tốt, học tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB CÁC ĐƠN VỊ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập71
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay49
  • Tháng hiện tại832
  • Tổng lượt truy cập279,535
QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi